Kỹ thuật làm chuồng
1. Tổng quan về chuồng Dông:
- Kỹ thuật xây chuồng trại cho dông rất đơn giản, nhiều người còn ví chuồng nuôi dông như là một động cát tự nhiên thu nhỏ
- Trong tự nhiên dông cát tự đào hang và sống đơn độc, kín đáo ở những nơi yên tĩnh. Chúng ta có thể tận dụng và tổ chức ngay chỗ nuôi tại các khu vực đó hoặc các sinh cảnh tương tự. điều quan trọng là phải cố định chúng trong một không gian nhất định. Vì vậy khu vực tổ chức nuôi dông phải được vây kín xung quanh bằng các loại Tôn trơn hoặc xây tường. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy độ sâu của móng tường là vấn đề quan trọng. để tránh dông thoát ra ngoài chúng ta làm móng sâu 1,2m- 1,5m. Nếu móng xây được thì tốt nhưng tốn kém. Có thể sử dụng các tầm tôn phibrô xi măng, các loại bạc, tăng che mưa và cắm sâu xuống cát 1m. Vit chặt các tấm đó lại với nhau để nối vòng quanh khu nuôi. Như vậy dông không đào hang để ra ngoài được. Bờ tường cũng phải cao để tránh dông trèo ra, do đó bờ tường cũng xây cao 1,2 m trở lên. Một số nơi bà con chỉ xây cao 40 – 50 cm, phần còn lại là một tấm tôn cao 1m chạy vòng quanh. Vì tôn nhẵn nên dông không thể trèo hay bò ra ngoài được.
- Ta cũng có thể bố trí nuôi dông trên bãi cát hoang, các khu đất trồng cây bụi. cũng có thể kết hợp nuôi dông trong các vườn cây.
- Dông rất thích có bóng mát. Trong khu nuôi nên có nhiều cây. Chúng ta nên bố trí trồng cây trong khu vực nuôi dông. Qua thực tế cây trứng cá là cây nên trồng nhất. cây trứng các mọc rất nhanh, chịu được nóng, được hạn, tán rộng, cây cao vừa phải và quả của chúng lại là món khoái khẩu của dông. Ta không nên trồng quá dày vì khi đến mùa sinh sản sẽ không đủ ánh nắng để Trứng Dông nở thành dông con. Tán cây chỉ nên che 1/4 – 1/3 diên tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng.
- Cũng có khu vực rất khó trồng cây do đất nghèo kiệt hoặc quá khô hạn, cây trồng không lên được hoặc lên rất chậm. trong tường hợp này ta nên căng một số bạt để che nắng. cũng có thể làm giàn để phủ lá hoặc lót cot lên trên. Cũng có thể xếp các cành cây khô thành đống để dông đào hang xuống chỗ đó. Đám cành lá này cũng là chỗ để dông con chạy trốn khi bị dông lớn đuổi. Như vậy dông vẫn có khu vực bóng mát nhân tạo.
- Nếu nuôi trong khu nào có trồng khoai lang hoặc rau muống thì càng tốt, chúng vừa làm thức ăn vừa làm bóng mát môi trường cho dông.
- Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn. Dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Dông lớn thường bắt nạt dông bé. Nếu ta bố trí nhiều chỗ đổ thức ăn thì dông bé cũng có thể ăn được. chỗ để thức ăn có thể là một miếng gỗ, một tấm nilon, một mãng phibro xi măng vỡ hoặc mấy viên gạch gắn lại cho vuông và bằng phẳng,... Tùy từng điều kiện mà chúng ta có cách bố trí cho dông ăn cho hợp lý.
- Dông không đòi hỏi nhiều nước vì ngay trong thức ăn đã có đủ nước rồi. Tuy nhiên ta vẫn nên bố trí dụng cụ đựng nước để cho dông uống. Ta cũng có thể dùng các loại chai nhựa có khoan một lỗ thủng ở cổ chai, cho nước vào đầy chai và lộn ngược lại để trong một chén miệng hẹp để hạn chế việc bốc hơi nước.
- Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng một lần/tuần để tạo độ ẩm và nhằm tạo thói quen cho dông lên ăn khi trời mưa. Thông thường, dông chỉ lên kiếm ăn vào khoảng 8-10 giờ sáng trong ngày.
2. Chuồng Dông gồm 2 phần chính:
2.1 Phần dưới mặt đất: để tránh dông thoát ra ngoài chúng ta làm móng sâu 1,2m- 1,5m. Nếu móng xây được thì tốt nhưng tốn kém. Có thể sử dụng các tấm tôn phibrô xi măng, các loại bạc, tăng che mưa và cắm sâu xuống cát 1m. Vit chặt các tấm đó lại với nhau để nối vòng quanh khu nuôi. Như vậy dông không đào hang để ra ngoài được.
2.2 Phần trên mặt đất: Ta có thể dùng gạch để xây, dùng Tôn Xi-măng, Tô Thiếc hoặc Tôn trơn.
3. Trình tự làm chuồng Dông:
- Khi làm chuồng Dông, ta phải làm phần dưới mặt đất trước. Đào quang ranh chuồng nuôi (dạng giao thông hào) sâu từ 1,2 đến 1,5m. Sau đó ta để tấm tôn phibrô xi măng, các loại bạc, tăng che mưa áp sát vào thành đất (không được phủ lấp phần mí trên tấm bạc) và lấp đất lại. Sau khi hoàn thành phần mặt đất, ta làm phần trên mặt đất.
4. Các bước khi làm chuồng Dông:
Bước 1: Xác định diện tích chuồng Dông.
- Căn cứ vào diện tích đất và nhu cầu nuôi để xác định diện tích chuồng Dông. Trung bình, người ta nuôi với mật độ 2-4 con/m2.
Bước 2: Xác định mô hình chuồng nuôi Dông và chuẩn bị vật liệu và thực hiện:
- Tùy vào từng loại đất, điều kiện xung quanh, kinh phí đầu tư, mục đích nuôi (nuôi lâu dài hay thử nghiệm) để xác định mô hình chuồng Dông, và vật liệu làm chuồng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Mô hình chuồng Xây: Chắc chắn, ổn định, tuổi thọ chuồng từ 10 đến 20 năm.
- Ta đào móng và dùng gạch xây tường cao từ 1,2 đến 1,5m. Phần tường trong chuồng, từ độ cao 70cm tính từ mặt đất, ta gắn một lớp Tôn trơn (khoảng 40 đến 50 cm) để Dông không bò ra ngoài.
- Mô hình chuồng bằng các loại Tôn : Chi phí thấp, thích hợp nuôi thử nghiệm, tuổi thọ từ 5 đến 10 năm.
Đối với Tôn xi măng thì ta để Tôn thẳng đứng, chôn 30-40cm chiều cao Tôn dưới lòng đất để đảm bảo độ vững chắc, đồng thời phải đảm bảo độ cao phần còn lại trên mặt đất là 1,2 đến 1,5m. Ta dùng bulong để Giữ chặt các tấm tôn lại với nhau. Phí Tôn trong chuồng nuôi, độ cao 70cm tính từ mặt đất, ta gắn một lớp Tôn trơn (khoảng 40 đến 50 cm) để Dông không bò ra ngoài.
Đối với Tôn Thiếc, Tôn trơn: ta để tấm tôn nằm ngang, phần chôn dưới đất từ 10 đến 15cm và phải tiếp giáp với phần phía dưới đất để không tạo khe hở, dông thoát ra ngoài. Vì Loại Tôn này không chắc nên ta phải trông các trụ (trụ bằng gỗ hoặc bê tông) phía ngoài (nếu trụ phía trong, Dông sẽ bò ra ngoài), dùng kẽm hoặc đinh để định vị Tôn vào trụ.
5 . Yêu cầu khi làm chuồng:
- Chuồng Dông phải đảm bảo hệ thống thoát nước đối với các vùng đất thịt, đất phù xa, mưa nhiều :
- Trước khi làm chuồng, chúng ta nên dùng dầu Hỏa để xua đuổi kiến ra ngoài khu vực nuôi (điều này rất quan trọng khi mới nuôi dông).
- Có biện pháp ngăn chặn không cho Mèo, rắn, Chuột vào chuồng Dông (làm phần lưới phía trên).
Mọi chi tiết xin liên hệ :
- Địa chỉ : 88 Thôn Hồng Chính, Xã Hòa Thắng, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận.
- Điện thoại di động : 0939557913( Chị Ngọt)- 0906423311 (Anh Toàn)